Như chúng ta đã biết, để một công ty thành công trong việc phát triển thương hiệu hay phát triển sản phẩm dịch vụ của mình ra thị trường thì cần phải có một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn người tiêu dùng. Nhưng trong thời đại cạnh tranh hiện nay, “một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn” không đủ.
Muốn “dẫn dắt” người tiêu dùng, một thương hiệu phải có một “lý tưởng lớn”, hay nói một cách khác, nó phải có một cách nhìn riêng, một quan điểm riêng của nó đối với thế giới, và phải có một cái nhìn vào bên trong thương hiệu của mình để tự hỏi “liệu thương hiệu (chứ không phải sản phẩm) của tôi sẽ đem lại điều gì tốt đẹp cho xã hội ?”.
Thưở ban đầu, những lý tưởng lớn còn mang tính “chức năng”: Ford tin rằng nước Mỹ sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu không chỉ tầng lớp thượng lưu quí tộc mà mỗi gia đình Mỹ đều có một chiếc xe ô-tô (đó là lý do tại sao người ta gọi ông là người “dân chủ hóa” ngành xe hơi).
Bill Gates tin rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu như mỗi một người đều có một máy tính chứ không chỉ những viện nghiên cứu hay trường đại học.
Viettel tin tưởng rằng Việt Nam sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu như tất cả mọi người đều được dùng điện thoại di động.
Bill Gates tin rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu như mỗi một người đều có một máy tính chứ không chỉ những viện nghiên cứu hay trường đại học.
Viettel tin tưởng rằng Việt Nam sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu như tất cả mọi người đều được dùng điện thoại di động.
Nhưng càng về sau, những giá trị này càng mang tính tinh thần, hay “lợi ích cảm tính”:
Starbucks tin rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu con người luôn có một nơi thứ ba để suy ngẫm.
Fanta tin rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu con người lớn chậm đi và có nhiều thời gian hơn cho tuổi thơ.
Louis Vuitton tin rằng con người sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu họ phục hưng sự lãng mạn của những chuyến du hành.
Adidas tin rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu con người tin rằng không có gì không thể.
Starbucks tin rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu con người luôn có một nơi thứ ba để suy ngẫm.
Fanta tin rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu con người lớn chậm đi và có nhiều thời gian hơn cho tuổi thơ.
Louis Vuitton tin rằng con người sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu họ phục hưng sự lãng mạn của những chuyến du hành.
Adidas tin rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu con người tin rằng không có gì không thể.
Đó đều là những giá trị mang tính nhân văn, nhưng những giá trị mang tính nhân văn như vậy đều xuất phát từ hiểu biết sâu sắc của họ về những giá trị mà thế giới đang thiếu, chưa quan tâm hay đánh mất dần đi, đồng thời, những giá trị nhân văn này cũng giao thoa với những giá trị cốt lõi của thương hiệu mà họ sở hữu.
Chúng ta giả sử một Doanh nghiệp A muốn phát triển thương hiệu cho sản phẩm của mình, họ tạo ra “một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn” và gắn liền Thương hiệu của mình với một " Đặc tính " nào đó . Nếu như coi " Đặc tính " là giá trị mà Doanh nghiệp A đưa tới cho xã hội thì cần phải đi tiếp một bước nữa sâu hơn: quan điểm về " Đặc tính " của Doanh nghiệp A là gì, lợi ích cảm tính mà " Đặc tính " này sẽ đóng góp cho xã hội là gì, và làm cách nào để “thu hẹp hóa” và “cá biệt hóa” quan điểm của Doanh nghiệp A về " Đặc tính " đó?
Nhưng vấn đề ở chỗ, một “lý tưởng lớn” chỉ được mọi người tin, ủng hộ và cùng theo đuổi nếu như lời nói đi đôi với việc làm (walk the walk and talk the talk).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét